Dự án sản xuất thử nghiệm “Chọn lọc, khai thác và phát triển nguồn gen bò H’Mông”

Nuôi bò trên lưng, là từ ngữ để mô tả phương thức chăn nuôi bò theo cách truyền thống của người H’mông, người H’mông ở vùng cao, ngày ngày, chọn lựa những ngọn cỏ ngon nhất chăm sóc cho đàn bò, những giọt nước tinh khiết trên cao nguyên đã giúp cho thịt bò trở nên ngọt và mềm đặc trưng của bò ăn cỏ ( Grass beef) được đánh giá có nhiều vi chất tốt cho người dùng hơn là loại bò ăn hạt ngũ cốc nuôi công nghiệp (Grain beef) 

Bò H’mông gắn chặt với đời sống người H’mông, hơi thở của nó quá quen thuộc ở từng ngôi nhà và từng xóm bản. Đặc biệt, cái chuông  treo vào cổ mỗi con bò đã trở thành một nét đặc trưung ở CNĐ. Tiếng chuông bò là thứ âm thanh của sự yên ấm, no đủ, bò chính là điểm tựa kinh tế của người dân. Hình ảnh những con bò đực u vai nổi, vạm vỡ trở thành biểu tượng cho tiềm lực kinh tế cho gia đình. Cũng vì thế, cái chuồng bò làm bằng gỗ trong mỗi nhà người Mông thường rất nổi bật, thậm chí nó còn được làm khéo léo, cẩn thận hơn chính nhà chủ vậy (ST)

Kỳ công “Nuôi bò trên lưng”, và được nếm hương vị thịt đặc biệt của bò H’mông với giá vài trăm ngàn đồng/kg, không ít người sành ăn đã thốt lên, thịt bò Kobe từ Nhật Bản có giá vài triệu đồng/kg cũng chỉ ngon hơn thịt bò H’mông chút thôi. Mỗi phiên chợ huyện Mèo Vạc, Đồng Văn .. có hàng trăm con bò được đem xuống trao đổi, mua bán và giao lưu. Xuống chợ mà không thấy bóng bò H’mông, như cảm thấy thiếu thứ gì đó. Sau mỗi phiên chợ, nhiều chú bò được thương lái mua đưa đi các miền, làm nức tiếng thương hiệu bò H’mông cao nguyên đá (ST)

Chọn lọc, bảo tồn gen, phát triển giống theo chuỗi giá trị
bò H'mông ở MNPB

Chọn lọc, thu thập xây dựng đàn bò H’Mông giống hạt nhân thuần (đực,cái) ;

Xây dựng mô hình đàn nhân giống Bò H’Mông mô hình hạt nhân mở, nuôi tập trung ở HTX/THT/GT;

Sản xuất tinh bò H’mông đông lạnh dạng cọng rạ cho chuỗi giá trị bò H’mông;

Ứng dụng công nghệ sinh sản (TTNT, động dục đồng loạt) nhân nhanh đàn nhân giống và đàn thương phẩm bò H’Mông và lai H’Mông hàng hóa;

Chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo, liên kết sản xuất với người chăn nuôi bò H’mông ở các địa phương MNPB xây dựng thương hiệu sản phẩm, kết nối thị trường, bao tiêu sản phẩm

Bò cái H'mông thuần

Bình tuyển ở Mèo Vạc Hà Giang 

Bò cái H'mông thuần

Bình tuyển ở Bảo Lâm Cao Bằng

20200929_153251

Bò đực giống H'mông thuần

Bình tuyển tại Mèo Vạc Hà Giang, số ít bò đực giống thuần chủng hiếm còn lại

Những kết quả ban đầu đã đạt được năm 2019-2020

1.Bình tuyển, xây dựng đàn hạt nhân cho công tác bảo tồn nguồn gen bò H’mông (đực, cái);

2.Theo dõi, đánh giá sự thích nghi, khả năng sinh trưởng và phátt triển của đàn hạt nhân di cư về vùng thấp;

3. Bước đầu tiến hành áp dụng phương pháp sinh sản (TTNT), những con bê H’mông thuần đầu tiên đã được sinh thành công khối lượng trung bình 20kg, sinh trưởng tốt và thể hiện được những đặc trưng di truyền của giống bò vùng cao, nhanh nhẹn và mạnh mẽ;

4. Bình tuyển, chọn lọc, huấn luyện bò đực giống H’mông để chuẩn bị cho khai thác tinh đông lạnh, cọng rạ cho chuỗi giá trị bò H’mông

Chúng tôi đang tiếp tục triển khai công việc với niềm tin vào sự thành công của thương hiệu bò Mông Việt Nam,….các kết quả sẽ tiếp tục được cập nhật