Share on facebook
Facebook
Share on email
Email

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cùng đổi mới công nghệ nhân tố chủ chốt cho tái cấu trúc phát triển các chuỗi giá trị sản xuất ở trạng thái kỳ bình thường mới của phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn

Đại dịch Covid-19 đã và đang làm rung chuyển và đảo lộn kinh tế, chính thị khu vực và thế giới, nhiều thói quen sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng, cả di chuyển đã và đang bị thay đổi. Các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị đã có thay đổi ở phạm vi toàn cầu, các trung tâm sản xuất lớn của thế giới đã bắt đầu cấu trúc lại các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, trong đó định hướng thị trường nội địa như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn độ,…là một xu hướng của thời kỳ bình thường mới cùng chung sống trong đại dịch có thể còn kéo dài và những dự báo suy thoái kinh tế ở mức độ sâu, rộng có thể đến bất cứ lúc nào.

Trong trạng thái bình thường mới của nền kinh tế sự biến mất các chuỗi cung ứng toàn cầu, những hiệu quả không đạt được như mong đợi của các hiệp định FTA thế hệ mới đối, các nền kinh tế lớn tái cấu trúc đồng thời với việc áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 để giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị, giảm nhân công,… là những thách thức có tính chiến lược cho mô hình phát triển kinh tế ở cả vi mô và vỹ mô trong giao đoạn bình thường mới của nền kinh tế ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam chúng ta.

Để vượt qua thách thức đưa kinh tế đất nước tiếp tục đi lên cần tiếp thu nhanh chóng các tri thức tinh hoa đổi mới sáng tạo của thế giới và nhân loại kết hợp với ý chí kiên cường và bản lĩnh cách mạng của người Việt là giải pháp vô cùng quan trọng. Trong phát biểu chỉ đạo gần đây, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, quan điểm của Đảng ta trong thời kỳ mới là phải Thực hiện nhất quán chủ trương khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.”, trong đó TBT nhấn mạnh cần phải “chuyển căn bản nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế của các ngành, lĩnh vực, các địa phương và cả nước”.

Với quan điểm điều hành linh hoạt và sáng tạo kinh tế đất nước trong bối cảnh biến đổi chóng mặt của kinh tế thể giới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ rõ  trong “Nguy” phải tìm thấy “Cơ” cho phát triển kinh tế đất nước trong tình hình mới.  Theo các chuyên gia kinh tế trong nền kinh tế mới phải có các doanh nghiệp mới, khi mà thế giới chỉ bằng khai thác ý tưởng sáng tạo cũng có thể tạo ra triệu đô la chúng ta cần phải nhanh chóng, tập trung nguồn lực để phát triển thế hệ mới các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp khoa học công nghệ suất sắc với những mô hình kinh doanh mới nhằm tăng năng suất các yếu tổ tổng hợp (TFP) trong doanh nghiệp, tư duy đột phá trong xây dựng cơ chế chính sách, nhất là cơ chế tài chính về R&D thu hút nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia và đóng vai là chủ thể của chuỗi giá trị khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ, thừa nhận rủi do là một phần tất yếu trong đổi mới công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Ngày 07/10/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1931/QĐ-TTg đề án thí điểm hình thức đối tác công tư (PPP) đồng tài trợ thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia. Mục tiêu của đề án là tạo ra đột phá thu hút được các nguồn lực từ các doanh nghiệp đầu tư vào thực hiện các mục tiêu đổi mới công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển các chuỗi giá trị sản xuất, với doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò làm chủ thể, nhân tố dẫn dắt chuỗi giá trị, xây dựng và vận hành các liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị. Thu hút các nhà khoa học, các chuyên gia đến với các doanh nghiệp, cùng bàn với các doanh nhân để xây dựng các chiến lược phát triển sản phẩm mới, thử nghiệm các giải pháp công nghệ, đổi mới công nghệ, thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới để phát triển các chuỗi cung ứng sản phẩm thông thường qua tác động của đổi mới sáng tạo trở thành chuỗi giá trị sản phẩm định hướng thị trường, có giá trị gia tăng và cạnh tranh cao thị trường trong nước và xuất khẩu.

Với cơ chế mới này các vấn đề đổi mới công nghệ cho chuỗi giá trị được gắn kết và thực hiện theo các nguyên lý của thị trường, bám sát nhu cầu thị trường làm cho đổi mới công nghệ mới, khởi nghiệp sáng tạo được phát triển trong chuỗi giá trị có định hướng thị trường rõ rệt. Với phương thức này trong chuỗi giá trị điều kiện cần là phải có doanh nghiệp đầu tầu, đủ lớn để dẫn dắt chuỗi giá trị và là bên cầu công nghệ, bên đặt hàng công nghệ, điều kiện đủ là phải có các viện trường, các nhóm nghiên cứu mạnh, doanh nghiệp khởi nghiệp (Startup) là bên cung công nghệ.

Khi đã tiếp nhận doanh nghiệp dẫn dắt chuỗi giá trị trở thành bên cung công nghệ mới và dẫn dắt lộ trình đổi mới công nghệ cho chuỗi giá trị, kèm theo các đơn đặt hàng sản phẩm thương mại định hướng thị trường. Các thành tố cho chuỗi các mối liên kết dọc và liên kết ngang, khi là bên cung và khi là bên cầu công nghệ trong chuỗi liên kết sản xuất mà qua mỗi khâu sản xuất giá trị gia tăng của  sản phẩm được đẩy lên một mức cao hơn và cuối cùng sản phẩm có giá trị gia tăng rất cao so với ban đầu, có sức cạnh tranh mạnh mẽ so với các sản phẩm hiện có trên thị trường, hay tạo ra các sản phẩm mới chưa từng có trên thị trường tạo ra thương hiệu mới.

Đối với mô hình đổi mới công nghệ gắn với khởi nghiệp sáng tạo theo chuỗi giá trị này thì vai trò của quản lý nhà nước thể hiện ở việc xây dựng và ban hành chính sách, giám sát kiểm tra thực hiện, thiết kế và định vị chuỗi, đặc biệt là thiết kế và định vị công nghệ chủ chốt, hay cốt lõi, về lộ trình đổi mới công nghệ trong chuỗi giá trị, tức là vai là nhân tố gián tiếp trong chuỗi giá trị (lý thuyết chuỗi của M.Porter). Khi doanh nghiệp dẫn dắt ra các sản phẩm của chuỗi có giá trị gia tăng cao thì đó chính là hiện thân là doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các nhóm nghiên cứu các doanh nghiệp nhỏ chính là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Start-up).

Sản phẩm bò Hanwoo Hàn Quốc là một thương hiệu quốc gia, là niềm tự hào dân tộc của người Hàn Quốc, bò Hanwoo bản địa trước chỉ cày kéo trong nông nghiệp, tuy nhiên, sau khi thay thế phương thức chăn nuôi lạc hậu truyền thống, tác động của công nghệ mới vào chuỗi từ khâu làm giống, đến khâu dinh dưỡng, thú y, vỗ béo, giết mổ và marketing sản phẩm, chỉ trong chưa đến 20 năm thịt bò Hanwoo của Hàn Quốc đã có chất lượng và giá trị không thua kém gì thịt bò Wayu Nhật (Kobe) nổi tiếng thế giới và được xếp vào 1 trong 10 quốc gia có thịt bò ngon nhất thế giới, giá trị gia tăng hàng trăm phần trăm so với trước đây, dù chi phí nguyên liệu, thức ăn và nhân công ở Hàn Quốc rất cao và chủ yếu là nhập khẩu.

Mô hình chuỗi giá trị thịt bò H’mông thí điểm cơ chế chính sách mới về đổi mới công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo trong đó lấy doanh nghiệp làm chủ thể trong quan hệ đối tác công tư (sandbox). Trong mô hình mới các chuyên gia, các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, trường đại học được trực tiếp trao đổi, thỏa thuận, đàm phán với các doanh nhân, các doanh nghiệp về định hướng phát triển sản phẩm, định hướng phát triển thị trường sản phẩm, xác định các công nghệ chủ chốt, xác định lộ trình đổi mới công nghệ của toàn bộ chuỗi, cũng như chiến lược sản xuât kinh doanh các sản phẩm trong chuỗi.

Với đặc điểm di truyền và thích nghi với điều kiện tự nhiên ở vùng núi cao, bò H’mông được chăn nuôi ở nhiều tỉnh MNPB đặc biệt khó khăn, người chăn nuôi chủ yếu là các dân tộc thiểu số, thu nhập thấp và không ổn định. Khai thác nguồn gen bò H’mông mở ra cơ hội mới cho người dân và doanh nghiệp tìm kiếm được lợi ích trong quá trình phát triển chuỗi giá trị bò H’mông.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *